Kỹ năng sống

Buổi họp lớp 10 năm sau khi tốt nghiệp giúp tôi sáng mắt ra: Con người ta hơn nhau ở

Dịp Quốc Khánh vừa rồi, tôi tham gia cuộc hội ngộ nhiều bạn học nhất từ trước tới giờ sau 10 năm.

10 năm trôi qua, sự khác biệt trong cuộc sống của mỗi người đều rất rõ ràng.

Nhưng điều khiến tôi bất ngờ là sự thay đổi vô cùng lớn của hai cậu bạn Việt và Trung.

Ngày còn đi học, Việt là học sinh giỏi của lớp, thành tích học tập tốt, ngoại hình cũng sáng.

Sau khi tốt nghiệp, Việt vào làm ở công ty mà bố mẹ đang làm, cuộc sống khá thuận lợi.

Khi chúng tôi người đi làm, người học tiếp lên thạc sỹ, thì cậu ấy đang thoải mái nằm ở tiệm mát xa.

Khi chúng tôi vất vả học thêm một kĩ năng mới phục vụ cho công việc, cậu ấy đang ngồi chơi bài địa chủ.

Nhưng, cách đây vài năm, công ty mà Việt làm tái cấu trúc, và tên của cậu ấy nằm trong danh sách điều chỉnh nhân sự.

Hiện tại Việt đang làm việc trong một cửa hàng bán điện thoại với mức lương cơ bản, vóc dáng cũng không được như trước, diện mạo của anh cũng dần biến mất.

Ngược lại, cậu bạn Trung, học hành bình thường, nhưng hiện tại lại là Phó tổng giám đốc của một công ty, trông rất ra dáng một lãnh đạo.

Tôi tò mò hỏi bí quyết thành công của cậu ấy.

Trung cười, rồi lấy điện thoại ra cho tôi xem trang cá nhân của mình.

Lúc này tôi mới để ý, trang cá nhân của cậu ấy đều là những chiếc thẻ tập thể dục và ghi chú về các cuốn sách đã đọc.

Thì ra trong suốt những năm đi làm, mỗi ngày khi rời khỏi công ty, cậu ấy vẫn luôn tự nạp năng lượng lại cho mình bằng nhiều cách. Cứ có thời gian rảnh rỗi là sẽ tập thể thao, vì vậy mới có thể duy trì được trạng thái tốt như hiện nay.

Robert Pagliarini trong cuốn sách của mình có tên "The other 8 Hours" có nhắc tới "Lý luận 3-8".

"Ông Trời ban cho mọi người 3 cái 8 giờ một ngày.

8 giờ đầu mọi người đều làm việc, 8 giờ thứ hai mọi người đều ngủ.

Khoảng cách giữa mọi người được ẩn trong 8 giờ thứ ba."

Buổi họp lớp 10 năm sau khi tốt nghiệp giúp tôi sáng mắt ra: Con người ta hơn nhau ở 8 TIẾNG thứ 3, người dại lơ là, người khôn biết tận dụng tối đa - Ảnh 1.

Trong lớp học, người học giỏi nhất chưa chắc đã thành công nhất - Ảnh: pinterest

Bạn có thường xuyên gặp những điều này trong cuộc sống?

Muốn dậy sớm để đi tập thể dục, nhưng tôi không thể dậy nổi, chỉ muốn nằm trên giường.

Muốn học dựng phim làm nghề tay trái, nhưng khi rảnh rỗi, lại không thể không cầm điện thoại lên chơi game.

Muốn dành một chút thời gian để thi lấy chứng chỉ sau khi tan làm, nhưng khi về đến nhà, cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn nằm im trên ghế sô pha.

Cứ thế, một hai ngày trôi qua, một hai năm trôi qua.

Bạn thấy rằng ngoài những nếp nhăn nhắc nhở bản thân về việc già đi, giá cả đang nhắc nhở thế giới về những thay đổi, thì chẳng có điều gì bạn muốn làm là được hoàn thành.

Một blogger A từng chia sẻ câu chuyện của mình như này.

Khoảng 16 năm trước, sau khi tan làm, có thời gian, anh ấy sẽ viết bài trên một nền tảng nào đó và dần dần có được 500.000 người theo dõi.

Có người theo dõi, có nghĩa là có quảng cáo, và thu nhập của A đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Lúc này, Đông - một người bạn cùng lớp với mức lương tháng chỉ 6 triệu, nghe được chuyện này nên đã tới tìm A tư vấn thêm.

A nói: "Thực ra không có bí quyết gì cả, cứ viết thật nghiêm túc thôi. Chỉ cần những bài viết đủ hay, người hâm mộ sẽ tự nhiên theo dõi cậu."

Đông hỏi: "Công việc mệt như vậy, cậu lấy đâu ra thời gian để viết bài?"

A nhẫn nại nói: "Chẳng có cách nào cả. Cậu phải tự tìm ra thời gian cho mình thôi. Dành ra thời gian để đọc sách, dành ra thời gian để viết bài, dành ra thời gian để sửa bài. Kiên trì viết, về lâu về dài, thu nhập sẽ không tồi."

Đông gật đầu nói: "Tớ cũng muốn viết ra được những bài viết hay như của cậu."

Hai năm sau, số lượng người hâm mộ của A đã lên tới 1,8 triệu người, và anh ấy gặp lại cậu bạn Đông trong một bữa tiệc.

A hỏi Đông: "Ngày xưa cậu nói muốn viết bài, giờ blog của cậu thế nào rồi?"

Đông xua tay: "Đừng nhắc nữa, công việc bận rộn lắm, về nhà chỉ muốn nằm nghỉ ngơi, chơi trò chơi thư giãn thôi. Chuyện viết bài, thôi hẵng cứ tính sau vậy".

Cái gọi là "tính sau vậy" rốt cuộc biến thành "lùi vô thời hạn".

Vài năm sau, A trở thành một blogger nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, trong khi cậu bạn Đông thì vẫn ở công ty ban đầu với mức lương 6 triệu đồng.

Thực tế có rất nhiều người như Đông, muốn thoát khỏi hiện trạng nhưng không bao giờ hành động, ghen tị với người khác nhưng không bao giờ cải thiện bản thân.

Vì vậy, họ chỉ có thể tự nhốt mình trong vòng quay bất tận của "ghen tị với người khác - tiếp tục sống cho qua ngày - rồi ghen tị với người khác" ngày này qua ngày khác.

Có một câu nói như này: "Mọi nỗi bất hạnh của con người đều xuất phát từ sự tự mãn và tư duy sống cho qua ngày.

Không thích tình trạng hiện tại, nhưng cũng không có khả năng thay đổi nó, có thể lười biếng như một con lợn, nhưng lại chẳng thể nào nhàn nhã ung dung được như nó…

Tuổi tác thì ngày một già đi, nhưng cuộc sống thì vẫn lặp lại như vậy, không chút thay đổi".

Có người từng nói: "Cách một người sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình, là một năng lực rất quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của người đó."

Tận dụng tốt 8 giờ thứ ba của cuộc đời chính là đầu tư vào bản thân, để khả năng của bạn được trải nghiệm và cải thiện một cách âm thầm.

Hơn 100 năm trước, có một bài toán lý thuyết số học đã làm các nhà toán học trên toàn thế giới phải kinh ngạc: "2 lũy thừa 67 trừ đi 1, kết quả có phải là số nguyên tố mà mọi người vẫn đoán không?"

Trong thời đại không có máy tính, độ khó của việc giải mã nó không kém gì "giả thuyết Goldbach".

Các nhà toán học trên khắp thế giới vắt óc suy nghĩ về câu hỏi này, nhưng tất cả đều vô ích.

Nhưng vào năm 1903, tại Hội nghị thường niên Toán học Thế giới ở New York, một nhà toán học người Đức, không nói một lời, đã đi thẳng lên bảng đen và giải thành công bài toán với hai đẳng thức, chứng minh được rằng kết quả của nó là hợp số chứ không phải là số nguyên tố như mọi người đoán.

Vài phút sau, những tràng pháo tay nồng nhiệt nổ ra, vô số người đứng lên hoan hô.

Có người hỏi ông: "Anh mất bao lâu để giải bài toán này?"

Ông trả lời: "Tất cả các ngày chủ nhật trong 3 năm".

Một nhà văn nói: "Tất cả những người bỗng nhiên tỏa sáng đều từng trải qua quãng thời gian âm thầm mài dũa mà không ai biết tới. Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để làm điều mình thích. Họ không phải là thiên tài, chỉ là một người chăm chỉ".

Nhà văn Murakami Haruki viết cuốn tiểu thuyết đầu tay "Kaze no uta wo kike" (Tựa Việt: Lắng nghe gió hát) sau khi tan làm tại quán bar tự mở.

William Osler là một bác sĩ người Canada, ông được mệnh danh là "Cha đẻ của y học hiện đại". Tất cả các luận văn của ông đều được viết trong thời gian rảnh rỗi.

Bạn tôi, An, mấy năm nay sự nghiệp của cậu ấy vô cùng thành công.

Bạn bè hỏi cậu ấy bí quyết thành công, nhưng cậu ấy nói với chúng tôi rằng không có bí quyết gì cả, chỉ là: dành 60 phút để học mỗi ngày.

Cậu ấy dùng 60 phút để học kiến thức chuyên môn và đọc hết từng cuốn sách một.

Sau ba năm kiên trì, A trở thành một chuyên gia trong ngành tài chính Internet và chuyển đổi nghề nghiệp thành công.

Ngành công nghiệp chống lão hoá: Giới siêu giàu chi tiền theo đuổi giấc mộng trường sinh

Buổi họp lớp 10 năm sau khi tốt nghiệp giúp tôi sáng mắt ra: Con người ta hơn nhau ở 8 TIẾNG thứ 3, người dại lơ là, người khôn biết tận dụng tối đa - Ảnh 2.

Mọi nỗi bất hạnh của con người đều xuất phát từ sự tự mãn và tư duy sống cho qua ngày - Ảnh: pinterest

Trên đời này, tài năng và may mắn luôn chỉ là điểm cộng, mỗi ngày mỗi tháng âm thầm kiên trì mới là chân lý nới rộng khoảng cách giữa con người với nhau.

Vì vậy, muốn giảm cân thì phải dành thời gian cho việc tập thể dục, dù chỉ tập 30 phút mỗi ngày, bạn cũng vẫn có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong một tháng.

Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng mới, bạn phải dành thời gian học hỏi, dù chỉ là 40 phút mỗi ngày, bạn cũng hoàn toàn có thể tiến bộ nhanh chóng trong một năm.

Nếu bạn muốn mở rộng tầm nhìn của mình, bạn phải dành thời gian để đọc, thậm chí chỉ đọc 20 trang mỗi ngày, vài năm sau, khối lượng kiến thức thu được cũng sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

Khi bạn thực sự bắt đầu thay đổi, mọi khó khăn sẽ nhường đường cho bạn.

Tất cả mọi cuộc sống tuyệt vời mà chúng ta ngưỡng mộ đều được tưới đẫm bởi mồ hôi lúc ban trưa và những giọt nước mắt vào lúc giữa đêm.

Trong một bài phát biểu, để động viên các sinh viên tốt nghiệp, một nhà văn đã có những chia sẻ như này: "Nếu bạn chơi mạt chược trong thời gian rảnh rỗi, bạn có thể trở thành một con bạc. Bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để làm việc phục vụ xã hội, bạn có thể trở thành một nhà cải cách xã hội. Hoặc nếu bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để nghiên cứu lịch sử, bạn có thể trở thành một nhà sử học. Thời gian rảnh rỗi của bạn thường quyết định cuộc sống của bạn".

Khoảng cách giữa người với người được kéo dãn trong 8 giờ nhàn rỗi thứ ba.

Khi bạn dành 8 tiếng thứ ba để học tập và cải thiện bản thân, nhận thức và tư duy của bạn sẽ trở nên cởi mở hơn.

Khi bạn dành 8 tiếng thứ ba để giải trí, ngày một ngày hai, bạn thấy bình thường; một năm hai năm, bạn vẫn không cảm nhận được gì.

Nhưng sau 4, 5 và 10 năm, khoảng cách sẽ dần xuất hiện.

Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy thay đổi bản thân, làm ngay những việc mình muốn, học những điều muốn học bằng cả trái tim.

Khi bạn có thể vượt qua sự lười biếng của mình, cuộc sống bạn muốn sẽ đến với bạn!

Theo SecretChina

Cùng chuyên mục

Đọc thêm