Kỹ năng sống

Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!

Tề Bạch Thạch (1864 - 1957) là một ngôi sao trong nền hội họa hiện đại Trung Quốc. Vị họa sĩ nổi tiếng với các tác phẩm màu nước đã ghi danh vào câu lạc bộ tác giả 100 triệu USD ($100 Million Club) khi bộ tranh thủy mặc "Thập nhị phong cảnh đồ" của ông được bán với giá 140,8 triệu USD năm 2017.

Biệt tài của ông nằm ở chỗ "biến đá thành vàng", tức là ông dùng kỹ thuật điêu luyện thổi hồn vào đối tượng hoặc gửi gắm ý tứ kín đáo bên trong những thứ hết sức bình thường như cỏ cây, thú vật.

 Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!  - Ảnh 1.

Họa sĩ Tề Bạch Thạch. Ảnh: Sohu

Năm 1927, một ông lão 65 tuổi đến nhà danh họa Tề Bạch Thạch đặt một bức tranh. Yêu cầu của vị khách hàng này là một bức tranh có thể " chiêu tài lộc " vào nhà cho gia chủ.

Trước nay Tề Bạch Thạch chỉ giỏi vẽ cảnh vật, ông tỏ ra khá lúng túng trước yêu cầu này.

"Có rất nhiều cách để chiêu tài, rốt cuộc ông muốn vẽ cái gì? Ông có muốn tôi vẽ Thần Tài không?"

Vị khách lắc đầu.

"Hay tôi vẽ con dấu áo quan nhé?"

Vị khách lại lắc đầu, nói đó không phải thứ ông ấy muốn.

"Vậy vẽ đao kiếm, dây thừng, để kéo tiền về nhà?"

Người khách lại lắc đầu.

Tề Bạch Thạch ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo vị khách cứ về đi, ông biết phải vẽ cái gì rồi. Vài ngày sau, người khách kia đến lấy tranh thì nhận được bức tranh một cái bàn tính, bên trên còn ghi lại cuộc trò chuyện lúc yêu cầu vẽ tranh.

Người khách tỏ ra rất hài lòng, có vẻ đây chính là thứ mà ông muốn. Tề Bạch Thạch vui vẻ đặt tên bức tranh là "Chiêu Tài Đồ" - tác phẩm đầu tiên của ông lấy đề tài về sự may mắn, tài lộc.

 Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!  - Ảnh 2.

Bức tranh "Chiêu Tài Đồ" của Tề Bạch Thạch. Ảnh: Sohu

Các khán giả ngày nay xem tranh thì không thể hiểu nổi tại sao cái bàn tính lại có thể mang tới tài lộc. Thế nhưng theo các chuyên gia hội họa từ Hiệp hội họa sĩ tỉnh Sơn Đông, ý nghĩa của tác phẩm này thực sự rất thâm sâu.

Ban đầu, họa sĩ hỏi vị khách có muốn vẽ Thần Tài không. Người khách này từ chối có nghĩa là ông không muốn làm giàu bằng cách dựa dẫm vào thần linh.

Tiếp đó họa sĩ hỏi có muốn vẽ áo quan con dấu, đây chính là việc làm giàu bằng quyền chức, dùng chức quyền để trục lợi về cho bản thân.

Cuối cùng, đao kiếm, dây thừng lại là biểu trưng cho việc kiếm tiền bất chính, bằng những thủ đoạn bỉ ổi. Cả 3 cách trên vị khách đều từ chối, chứng tỏ ông ấy muốn kiếm tiền bằng thực lực.

Tinh ý nhận ra điều này, Tề Bạch Thạch đã vẽ cái bàn tính để tính tiền. Kiểu làm giàu ông nói tới chính là làm giàu từ bàn tay mình, giàu lên từ những đồng tiền lương thiện nên phải tiết kiệm chi li, "năng nhặt chặt bị".

Từ đây cái bàn tính cũng có thể trở thành hình tượng chiêu tài lộc như bất kỳ hình ảnh cá chép, Thần Tài, hoa mẫu đơn nào trong tranh.

Những bức tranh chiêu tài lộc kỳ lạ

Không dừng lại ở việc vẽ tranh bàn tính, Tề Bạch Thạch sau này còn sáng tạo ra nhiều tác phẩm tranh chiêu tài lộc khác.

 Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!  - Ảnh 3.

Tranh tài lộc vẽ cây bồ cào năm 1932. Ảnh: 360doc

 Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!  - Ảnh 4.

Bức tranh "Đắc tài đồ" vẽ cảnh người đi kiếm củi. Ảnh: 360doc

"Tài" (财) và "củi" (柴) là hai từ đồng âm trong tiếng Trung Quốc. Tề Bạch Thạch đã tận dụng điểm này để vẽ bức tranh hái củi, cũng giống như mang tài lộc về nhà. Trước đây, chưa từng có họa sĩ nào dùng hình tượng cây củi để nói về tiền tài như danh họa họ Tề.

 Bức tranh chiêu tài lộc chỉ vẽ 1 cái bàn tính, chuyên gia lý giải: Họa sĩ quá thâm sâu!  - Ảnh 5.

Tác phẩm "Bách tài tụ lai đồ" vẽ hình cây bắp cải. Ảnh: 360

"Bách tài tụ lai đồ" không phải tên gốc của bức tranh mà được đặt trong một buổi đấu giá năm 2010. Từ "bắp cải" trong tiếng Hán đồng âm với "bách tài" (hàng trăm của cải) nên cũng được dùng để mô tả tiền tài.

Tề Bạch Thạch vốn sinh trưởng trong gia đình nghèo khó nên với ông bắp cải cũng là món ngon khi sung túc mới được thưởng thức. Danh họa họ Tề cho rằng ai cũng muốn sống sung túc nhưng định nghĩa sung túc của mỗi người lại khác nhau, không nên theo đuổi vinh hoa như người khác mà đánh mất mình.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm