Xã hội

Bão Wipha đã tăng cấp chóng mặt: 13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẵn sàng ứng phó

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, vào lúc 16h ngày 19/7 tâm bão WIPHA ở vào khoảng 20,7°N – 118,4°E, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 10 (89–102km/h), giật cấp 12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20 - 25km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,7 độ vĩ Bắc; 113,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông; cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 370 km về phía Đông

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15. Vùng nguy hiểm được xác định từ 18,5 đến 23 độ vĩ Bắc, phía đông 111,5 độ kinh đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông.

Bão Wipha đã tăng cấp chóng mặt: 13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẵn sàng ứng phó- Ảnh 1.

Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Wipha chiều 19/7. (Nguồn: NCHMF)

Dự báo trong 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ 15 - 20km/h. Đến 16 giờ ngày 21/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,1 độ vĩ bắc; 109,1 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13. Vùng nguy hiểm được xác định phía bắc 19,5 độ vĩ bắc, trong phạm vi 107,5 đến 115,5 độ kinh đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông và vùng biển phía đông khu vực bắc Vịnh Bắc Bộ.

Dự báo trong 72 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ 10 - 15km/h và tiếp tục suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 22./7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,4 độ vĩ bắc; 106,0 độ kinh đông, trên đất liền đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông được xác định phía bắc vĩ tuyến 19 độ vĩ bắc, phía tây kinh tuyến 111,0 độ kinh đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Từ 72 đến 96 giờ tới: Bão tiếp tục di chuyển Tây Tây Nam 5–10km/h và tiếp tục suy yếu.

Do ảnh hưởng của báo, khu vực Bắc Biển Đông: Gió mạnh cấp 8–10, vùng gần tâm bão cấp 11–12, giật cấp 15; sóng cao 4,0–6,0m

Từ ngày 21/7 – Bắc vịnh Bắc Bộ: Gió mạnh dần lên cấp 6–7, sau tăng cấp 8–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 13; sóng cao 2,0–5,0m

Khuyến cáo: Tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm cần tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, thường xuyên cập nhật tin mới và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo ứng phó bão từ chính quyền địa phương.

13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẵn sàng ứng phó 

Ngày 19/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành văn bản số 780/ĐĐ - QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3.

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, thành phố nêu trên báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 4594/CĐ-BNNMT ngày 19/7/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ứng phó với bão trên biển Đông.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, thành phố kiểm tra tra, rà soát và triển khai trên thực tế phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, các vị trí đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục và các công trình đê điều đang thi công dở dang để đảm bảo an toàn, nhất là trong tình huống bão đổ bộ và mưa lớn kéo dài gây lũ trên hệ thống sông.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu.

13 Sở Nông nghiệp và Môi trường khu vực khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để hộ đê; kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị và chủ động ứng phó với các sự cố, tình huống có thể xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ", đảm bảo an toàn cho các tuyến đê. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tình hình hệ thống đê điều, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều về Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai để phối hợp chỉ đạo.


Các tin khác

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Người dân Đồng Nai sẽ rất vui khi biết tin này

Dự án đường trên cao dọc quốc lộ 51 từ ngã tư Vũng Tàu đến nút giao đường Võ Nguyên Giáp với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là tuyến đường trên cao đầu tiên do tỉnh Đồng Nai thực hiện.

Hồ thủy điện căng mình ứng phó bão Wipha

Bão Wipha mạnh cấp 9, giật cấp 12 đã đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm, nguy cơ gây mưa diện rộng cho các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc.

Kích hoạt phương án giao thông ứng phó bão số 3

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện yêu cầu các đơn vị tập trung theo dõi, ứng phó với cơn bão số 3 để kịp thời theo dõi diễn biến của bão và chủ động ứng phó với thời tiết diễn biến phức tạp.

Khi nào đất nền lại “sốt”?

Trải qua nhiều đợt sốt, giá đất nền các khu vực hiện đã lập mặt bằng mới. Liệu phân khúc này có "sốt" trở lại trong thời gian tới.