Tài chính

300 toa tàu hàng Made in China sắp "đổ bộ" vào Lào: Tuyến đường sắt Trung-Lào biến nhà ga Viêng Chăn thành "cảng khô" trên đất liền

300 toa tàu Made in China sắp sang Lào

Theo Chinanews (Trung Quốc), vào ngày 14/12, lô đầu tiên gồm 300 toa tàu chở hàng C70E do Trung Quốc sản xuất chính thức ra mắt, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung Quốc-Lào.

Tuyến đường sắt Trung-Lào là tuyến đường sắt quốc tế đầu tiên do Trung Quốc đầu tư, xây dựng, vận hành và kết nối trực tiếp với mạng lưới đường sắt Trung Quốc, giúp Lào hiện thực hóa chiến lược trở thành quốc gia trung chuyển quốc tế.

Được biết, 300 toa tàu Made in China đã rời bánh khỏi dây chuyền lắp ráp và sau khi hoàn thành việc nghiệm thu sẽ được chuyển đến cửa khẩu Trung-Lào Mohan-Boten vào cuối tháng 12.

Sau đó, chúng sẽ được vận chuyển đến địa điểm chỉ định thông qua Tuyến đường sắt Trung-Lào và tham gia vào nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa trên đoạn đường sắt từ cửa khẩu Mohan-Boten đến thủ đô Viêng Chăn.

Biến Viêng Chăn thành "cảng khô" trên đất liền

" Hiện mỗi tháng, công ty chúng tôi đều vận chuyển bia Lào sang Trung Quốc thông qua Tuyến đường sắt Trung-Lào. Mục tiêu của chúng tôi là khiến nhiều người Trung Quốc yêu thích bia Lào hơn ", Chinanews dẫn lời một lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu thương mại quốc tế của Lào, cho biết.

Bia, chuỗi cung ứng lạnh, quặng sắt, nông sản... Tại bãi hàng hóa của ga Nam Viêng Chăn, các container được xếp và đặt ngay ngắn, những chuyến tàu liên vận quốc tế chất đầy hàng hóa từ từ rời bãi chở hàng.

300 toa tàu hàng Made in China sắp đổ bộ vào Lào: Tuyến đường sắt Trung-Lào biến nhà ga Viêng Chăn thành cảng khô trên đất liền - Ảnh 1.

300 toa tàu hàng Made in China sắp sang Lào. Ảnh: Chinanews

Ga Nam Viêng Chăn là ga vận chuyển hàng hóa lớn nhất cũng là ga duy nhất chỉ hoạt động vận tải hàng hóa trên đoạn Mohan-Viêng Chăn của Tuyến đường sắt Trung-Lào.

Nhà ga tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, giáp biên giới Thái Lan. Nhờ vị trí địa lý đắc địa và lợi thế về trung chuyển, phân phối logistics nên nhà ga này đã trở thành "cảng khô" trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Thái Lan và các địa phương khác ở Lào đến Viêng Chăn.

Đặc biệt, ngày 1/7 vừa qua, bãi xếp dỡ tại ga Nam Viêng Chăn đã chính thức hoàn thành, lô hàng container xuyên biên giới đầu tiên nhanh chóng cập cảng Laem Chabang (Thái Lan). Điều này đánh dấu sự kết nối của Tuyến đường sắt Trung-Lào-Thái, giúp kênh hậu cần quốc tế kết hợp đường bộ-đường biển thuận tiện hơn.

" So với vận tải đường bộ, thời gian vận chuyển đường sắt được rút ngắn tương đối, chi phí vận tải đường sắt cũng giảm đáng kể. Hiện tại, công ty chúng tôi vận chuyển hơn 130.000 tấn hàng hóa sang Trung Quốc ", Giám đốc điều hành của một công ty vận tải Lào chia sẻ. Ngoài vận chuyển quặng sắt, công ty còn vận chuyển nhiều nông sản như cao su, lúa mạch, gạo bằng tuyến đường sắt này.

Nhờ tuyến đường sắt, sản lượng quặng sắt, bột sắn và cao su của Lào đã tăng lần lượt 1,8 triệu tấn, 2 triệu tấn và 1 triệu tấn so với một năm trước.

Theo ước tính, tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra khoảng 100.000 việc làm trong lĩnh vực hậu cần và các lĩnh vực khác.

" Đường sắt Trung-Lào vận chuyển gần 3.000 chuyến tàu hàng hóa xuyên biên giới trong năm qua, giá trị vận chuyển xuyên biên giới vượt 13 tỷ NDT.... ", Phó Giám đốc Trung tâm quản lý vận hành Viêng Chăn thuộc Công ty TNHH Tập đoàn Cục Đường sắt Côn Minh Hà Vĩnh Binh cho biết.

Người dân hưởng lợi

300 toa tàu hàng Made in China sắp đổ bộ vào Lào: Tuyến đường sắt Trung-Lào biến nhà ga Viêng Chăn thành cảng khô trên đất liền - Ảnh 2.

Tàu liên vận Trung-Lào giúp người dân Lào thuận tiện di chuyển hơn. Ảnh: Sina

Theo Chinanews, người dân Lào được hưởng lợi rất nhiều từ dự án này. Nhiều người Lào chưa bao giờ đến danh lam thắng cảnh nổi tiếng Luông Pha Băng và Tuyến đường sắt Trung-Lào có thể giúp họ di chuyển hai chiều chỉ trong một ngày.

Trong khi đó, đối với giới doanh nhân Hoa kiều, tuyến đường sắt này có ý nghĩa rất lớn khi có tới 90% sản phẩm họ kinh doanh được vận chuyển từ Trung Quốc.

Trước đây, họ có hai phương thức vận chuyển chính: Một là vận chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan bằng đường biển, sau đó sang Lào bằng đường bộ. Nhược điểm là mất nhiều thời gian và có nhiều yếu tố bất trắc.

Hai là vận chuyển đường bộ, trực tiếp qua biên giới Trung Quốc-Lào. Nhược điểm là chi phí vận chuyển cao.

Từ khi Tuyến đường sắt Trung-Lào đi vào hoạt động, các loại hàng hóa được vận chuyển đã mở rộng từ hơn 100 loại như phân bón hóa học, hàng tạp hóa lên hơn 1.200 mặt hàng như điện tử, quang điện và trái cây đông lạnh.

Vào sáng 10/12, lần đầu tiên 500 tấn chuối Lào cập bến thành công tại cảng Hoài Hóa (Hồ Nam, Trung Quốc). Dự kiến, mỗi tuần hai chuyến tàu đặc biệt thuộc Tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào sẽ hoạt động, vận chuyển chuối chất lượng cao và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Lào sang Trung Quốc.

Diêu Tân, một doanh nhân Hoa kiều, đã nhìn thấy một cơ hội mới. " Trước đây, tôi không dám kinh doanh nông sản, trái cây. Vận chuyển đường biển, đường bộ khiến trái cây rất nhanh hỏng ", Diêu Tân nói. " Trước đây, nguồn hàng của tôi tập trung ở các tỉnh ven biển như Quảng Đông, Chiết Giang và Thượng Hải. Bây giờ các địa phương khác trong đất liền cũng sẽ nằm trong kế hoạch của tôi" .

Với nhiều Hoa kiều khác, cơ hội mới trong lĩnh vực công nghệ và du lịch trong tương lai cũng sẽ khởi sắc nhờ tuyến đường sắt liên vận này.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm