Kỹ năng sống

Không cho cụ bà rút 450 triệu đồng tiền tiết kiệm trước kỳ hạn, nhân viên ngân hàng được lãnh đạo khen thưởng

TIN MỚI

Cụ bà khăng khăng đòi rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn 

Theo 163, hồi tháng 10, bà Thương đến ngân hàng địa phương tại Thái Hưng, Giang Tô, Trung Quốc để rút toàn bộ số tiền 130.000 NDT (khoảng 450 triệu đồng) trong sổ tiết kiệm của mình. Số tiền này được bà bắt đầu gửi từ tháng 1 năm nay. Đến tháng 12 này, thời hạn rút tiền mới đến. Song bất chấp việc mất toàn bộ số tiền lãi có thể nhận được vào cuối kỳ hạn, cụ bà kiên quyết đòi rút tiền về. 

Không cho cụ bà rút 450 triệu đồng tiền tiết kiệm trước kỳ hạn, nhân viên ngân hàng được lãnh đạo khen thưởng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì tò mò nữ nhân viên này đã hỏi cụ bà lý do. Ban đầu bà tuyệt nhiên không chia sẻ thông tin gì. Câu duy nhất mà bà nói là thúc giục giao dịch viên nhanh chóng thực hiện các thủ tục nhằm nhận được tiền. Phải cho đến khi nhân viên bày tỏ thái độ cứng rắn và khẳng định từ chối phục vụ, bà Thương mới chia sẻ câu chuyện. 

Người phụ nữ cho biết tối ngày hôm trước, bà nhận được tin nhắn xin tiền của con trai. Trong đoạn chat, anh con trai mong muốn mẹ hỗ trợ khoảng 100.000 NDT nhằm chuẩn bị cho đám cưới sắp tới. Anh còn hứa rằng sẽ trả lại số tiền này sau 2 tháng. 

Tuy nhiên, một điều khiến bà khá lăn tăn là con trai của bà lại yêu cầu gửi tiền vào một số tài khoản đứng tên của người khác. Để yên tâm hơn, bà Thương đã yêu cầu gọi điện video để xác thực.

Con trai của bà đồng ý ngay. Tuy nhiên, cuộc gọi chỉ kéo dài vài giây rồi tắt. Vì đã thấy đúng mặt con trai mình trong cuộc gọi video nên bà yên tâm. Do không dư khoản tiền lớn như vậy, bà hẹn sáng mai sẽ đến ngân hàng rút tiền trong sổ tiết kiệm và chuyển khoản luôn tại quầy. 

Nghe đến đây, nữ nhân viên ngân hàng có chút lăn tăn. Cô cho biết từng gặp trường hợp khách hàng được yêu cầu chuyển khoản đến 1 tài khoản lạ rồi sập bẫy lừa đảo. Để chắc chắn hơn, cô yêu cầu bà Thương cho số điện thoại của anh con trai để liên hệ nhằm xác minh. Tuy nhiên, bà từ chối và yêu cầu nhân viên ngân hàng cần xử lý nhanh. 

Chiêu thức lừa đảo tinh vi 

Nhận thấy không thể can ngăn được khách hàng, nữ nhân viên liên hệ với cảnh sát để can thiệp. Sau khoảng 10 phút nhận được thông tin, cơ quan chức năng có mặt. Tại đây, cảnh sát yêu cầu bà Thương phải hợp tác và cung cấp thông tin của con trai. 

Trước mặt bà cụ, cảnh sát đã tiền hành liên hệ với anh con trai. Điều không ngờ là ở đầu dây bên kia, người này phủ nhận chưa từng xin tiền mẹ. Anh hoàn toàn không biết đến sự việc trên. 

Cho đến lúc này, bà Thương mới bừng tỉnh. Bà rối rít cảm ơn cơ quan chức năng đã kịp thời ngăn cản, giúp bảo toàn số tiền tiết kiệm đã lâu. 

Tại đây, viên cảnh sát cho biết tài khoản mạng xã hội của con trai bà đã bị hack và kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo bằng công nghệ Deepfake. Theo đó, chúng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản. Khi được yêu cầu gọi video để chứng minh, chúng sẽ đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.

Không cho cụ bà rút 450 triệu đồng tiền tiết kiệm trước kỳ hạn, nhân viên ngân hàng được lãnh đạo khen thưởng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cảnh sát cũng cho biết bằng mắt thường người dân cũng có thể nhận biết được cuộc gọi lừa đảo Deepfake. Đó là thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Chất lượng hình ảnh khá kém, không ổn định. Kẻ gian đưa lý do đường truyền không ổn định để nhanh chóng ngắt kết nối. Gương mặt của người gọi thường thiếu tính cảm xúc, không tự nhiên. Quan sát kỹ bạn có thể phát hiện âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, nhiều tiếng ồn lạc vào. 

Thông qua vụ việc này, cảnh sát cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã chuyển tiền và không chuyển tiền chỉ dựa vào vài dòng tin nhắn trên mạng xã hội. Bạn cần thực hiện các phương thức xác thực khác như gọi điện truyền thống hay sử dụng các kênh liên lạc khác để xác nhận lại. 

(Theo 163)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm